Đang thực hiện
Tên đăng nhập
Mật khẩu
 
Quên mật khẩu
Giỏ hàng 0
Hotline: 0936320777    |     (9 - 21h kể cả T7, CN)
banner chi tiet san pham

Cách vận dụng nghệ thuật ánh sáng trong kiến trúc

10/06/2021

Ánh sáng được coi là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng tới giá trị thẩm mỹ của các công trình kiến trúc. Không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng, nghệ thuật ánh sáng trong kiến trúc còn giúp tác động đến cảm xúc con người. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa thể bài trí ánh sáng trong không gian hợp lý và hài hòa nhất. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết cách vận dụng nghệ thuật ánh sáng trong kiến trúc để nâng cao chất lượng và tính thẩm mĩ trong không gian sống của mình.
 

Tìm hiểu về nghệ thuật ánh sáng trong kiến trúc


Được đánh giá là một trong những phương tiện giúp kiến trúc sư truyền tải câu chuyện mình muốn gửi gắm, ánh sáng tác động mạnh mẽ tới con người ngay từ những giây phút đầu tiên, nhất là nếu được bố trí ấn tượng và độc đáo. Để hiểu rõ hơn,  mời bạn cùng đi vào tìm hiểu cụ thể hơn về “nghệ thuật ánh sáng” – khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong thiết kế kiến trúc và nội thất.
 

Tìm hiểu về nghệ thuật ánh sáng trong kiến trúc
 

Nghệ thuật ánh sáng trong kiến trúc là gì ?


Thuật ngữ này được hiểu đơn giản là sự sắp xếp về cường độ, màu sắc ánh sáng cũng như hướng chiếu sáng sao cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu về công năng sử dụng và mục đích mà người thiết kế muốn truyền đạt. Đôi khi nó còn đến từ cách bài trí và kết hợp nhiều hiệu ứng ánh sáng khác nhau.

Có thể bạn quan tâm : 
+458 mẫu đèn chùm trang trí nhập khẩu cao cấp 【HOT 2021】

Trong nhiều công trình nổi tiếng, nghệ thuật ánh sáng được kiến trúc sư áp dụng nhằm thể hiện ý tưởng độc đáo, câu chuyện ý nghĩa hoặc tạo ấn tượng sâu sắc cho người nhìn.  

Vai trò của ánh sáng trong kiến trúc và thiết kế


Đóng vai trò là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của công trình kiến trúc, ánh sáng được nâng lên tầm nghệ thuật bởi nó giúp thể hiện sinh động và hoàn hảo các hình dáng, đường nét và chi tiết của từng cá thể, đồng thời tạo nên tổng thể kiến trúc hài hòa và phong phú.

Màu sắc ánh sáng không chỉ phản ánh “linh hồn” của thiết kế, mà còn là trung gian giữa vẻ đẹp kiến trúc và không gian xung quanh.  Nó có thể làm thay đổi kiến trúc theo hướng đồng nhất hoặc tách biệt theo không gian ba chiều, và khẳng các tuyến tính, bình diện của bề mặt công trình.

 

Tìm hiểu về nghệ thuật ánh sáng trong kiến trúc
 

Tác động của ánh sáng tới cảm xúc con người


Khoa học chỉ ra rằng nhịp độ sinh học của con người phụ thuộc vào ánh sáng. Các yếu tố như cường độ, màu sắc ánh sáng cũng tác động đến tâm trạng con người. Việc sử dụng nghệ thuật ánh sáng nhằm mang tới các rung cảm tinh tế và chân thực đến cho người dùng, cụ thể:
 

  • Tạo cảm giác thoải mái, giảm stress và căng thẳng
  • Tăng tính tập trung, nâng cao hiệu quả làm việc
  • Kích thích sự sáng tạo và nảy sinh các ý tưởng mới
  • Gây ấn tượng cho người nhìn với cảm giác thu hút và hứng thú
  • Xoa dịu các cảm xúc tiêu cực, giúp con người bình tĩnh và sáng suốt hơn
  • Kích thích các cảm xúc mạnh như tò mò, sợ hãi hoặc choáng ngợp

 

Hiểu đúng về khái niệm nguồn sáng và ánh sáng trong kiến trúc


Trước khi tìm hiểu các vận dụng ánh sáng nghệ thuật và tinh tế hơn cho không gian, bạn cần hiểu đúng về nguồn sáng – ánh sáng. Có tới 80% người dùng vẫn chưa phân biệt rõ hai khái niệm này. Phân biệt nguồn sáng và ánh sáng giúp người thiết kế định hình và sắp xếp hệ thống chiếu sáng sao cho phù hợp nhất, bộc lộ hết vẻ đẹp của công trình kiến trúc.
 

Về nguồn sáng:


Có hai nguồn sáng chủ yếu:

Nguồn sáng tự nhiên: phát ra từ thực thể phát sáng trong tự nhiên như mặt trời, trăng, sao,… Con người không điều khiển được nguồn sáng này mà chỉ thay đổi và điều tiết nó theo thời điểm, không gian hoặc dụng cụ hỗ trợ điều chỉnh tính chất và cường độ sáng.

Nguồn sáng nhân tạo: từ đèn do con người tạo ra, nên chúng ta có thể chủ động bố trí, điều chỉnh được về góc chiếu, cường độ cũng như màu sắc của ánh sáng.

 

Hiểu đúng về khái niệm nguồn sáng và ánh sáng trong kiến trúc
 

Về ánh sáng:


Có hai dạng là ánh sáng thẳng và ánh sáng phân tán

Ánh sáng thẳng: ánh sáng đi thẳng từ nguồn sáng tới xung quang nên có cường độ  mạnh, tạo đổ bóng rõ ràng.
Ánh sáng phân tán: ánh sáng khuếch tán từ môi trường khác như mây, rèm cửa,… hoặc phản chiếu lại từ một vật thể nào đó. Chính vì vậy nó khá dịu và đều, không đổ bóng rõ.

Phân biệt hai khái niệm trên sẽ giúp việc sử dụng ánh sáng trong kiến trúc đạt hiệu quả cao và đúng theo ý muốn của người thiết kế.

 

Nguyên tắc sử dụng nghệ thuật ánh sáng trong kiến trúc


Để vận dụng tốt được nghệ thuật ánh sáng vào không gian, cần tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản. Ngay cả các công trình lớn, hay thiết kế căn hộ nhỏ, đều cần quan tâm tới yếu tố này để đảm bảo sự hài hòa nhất. Nó cũng góp phần giúp bạn căn chỉnh và điều tiết ánh sáng nghệ thuật, hiệu quả hơn, cùng tìm hiểu nhé!
 

Ánh sáng cần khơi nguồn từ cảm xúc


Việc sử dụng ánh sáng cần bắt nguồn từ cảm xúc trong kiến trúc, để tạo nên mối liên hệ giữa người dùng và không gian. Dựa theo nhu cầu, ý muốn mà bạn có thể thiết kế ánh sáng phù hợp. Ngoài ra, có thể cân nhắc về phong cách nội thất hoặc kiến trúc tổng quan để cân nhắc kiểu ánh sáng phù hợp.
 

Lựa chọn màu sắc khéo léo


Các màu sắc khác nhau sẽ đem đến cảm giác khác nhau. Ví dụ như màu trắng ấm làm không gian nhỏ hơn, trong khi màu trắng sáng lại khiến không gian rộng lớn hơn. Cảm nhận về không gian sống được tạo thành từ ánh sáng phản xạ trên bề mặt của tường nhà và đồ nội thất xung quanh.
 

Nguyên tắc sử dụng nghệ thuật ánh sáng trong kiến trúc
 

Sử dụng ánh sáng tự nhiên và nhân tạo một cách hài hòa


Hai nguồn sáng trên cần được sử dụng hài hòa để đáp ứng công năng về chiếu sáng cũng như nhu cầu trang trí không gian. Ánh sáng tự nhiên trong kiến trúc mang tới sự thoải mái, gần gũi và khiến ngôi nhà trở nên gần gũi, tươi mới hơn, Trong khi đó ánh sáng đèn giúp không gian sinh động, sáng tạo và tràn đầy tính nghệ thuật.

Việc kết hợp hai nguồn sáng trên đảm bảo ngôi nhà bạn thêm phần tinh tế, ấn tượng và mang tới cảm giác tích cực mỗi ngày cho người sử dụng.

 

Chiếu sáng có định hướng


Việc lựa chọn góc và hướng chiếu sáng nhằm làm không gian trở nên rõ ràng hơn, cũng như thể hiện ý nghĩa và mục đích thiết kế một cách rõ ràng nhất. Nghệ thuật chiếu sáng có thể làm nội bật hoặc phá hủy trực quan của một không gian kiến trúc. Vì vậy bạn cần lưu ý nguyên tắc quan trọng này.
 

Thiết kế ánh sáng phân tầng

 

Nguyên tắc này đảm bảo cho tính thẩm mĩ về không gian và thuận lợi cho các hoạt động sinh hoạt của con người. Nguồn sáng mạnh cần đặt ở nơi trọng điểm và các nguồn sáng cường độ thấp hơn nên sử dụng cho khu vực xung quanh. Việc phân tầng ánh sáng chính là cải thiện chức năng chiếu sáng và tạo ra nhiều màu sắc lung linh hơn, tương tự như nghệ thuật phân cấp chiếu sáng.
 

Nguyên tắc sử dụng nghệ thuật ánh sáng trong kiến trúc
 

Vận dụng nghệ thuật ánh sáng trong thiết kế kiến trúc và nội thất


Nếu bạn đang phân vân chưa có ý tưởng gì để khiến ánh sáng trong không gian nhà mình trở nên ấn tượng hơn, hãy tham khảo một vài ý tưởng dưới đây, tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc vận dụng nghệ thuật ánh sáng vào kiến trúc và thiết kế. Không quan trọng là diện tích không gian hay cách bài trí nào, những gợi ý dưới đây đều giúp bạn đạt được hiệu ứng trang trí đẹp mắt và ấn tượng. 
 

Thiết kế giếng trời hoặc tầng áp mái


Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất cho các ngôi nhà ít cửa sổ. Khoảng không gian trên mái nhà được thay bằng lớp kính cường lực hoặc kính mờ sẽ hứng được ánh sáng mạnh vào ban ngày, từ đó khiến không gian sinh động hơn. Một vài vị trí đặt giếng trời là ở cầu thang, phía sau hoặc trung tâm ngôi nhà, đảm bảo ánh sáng phân bố đồng đều hơn.
 

Tạo khoảng thông giữa các không gian


Không nên xây quá nhiều tường hoặc vách ngăn giữa các không gian trong nhà, vì nó tạo nên sự rời rạc và chật chội hơn. Việc có các khoảng thông nhau vừa phải giúp người dùng thấy thoải mái và dễ chịu, đồng thời ánh sáng đi theo chiều thẳng, với hiệu ứng phân tầng, khuếch tán tự nhiên. Ví dụ như bạn thiết kế phòng ăn và phòng khách cạnh nhau,…
 

Vận dụng nghệ thuật ánh sáng trong thiết kế kiến trúc và nội thất
 

Sáng tạo nghệ thuật với đèn chiếu sáng


Hiện nay có rất nhiều loại đèn chiếu sáng khác nhau như đèn thông tầng, đèn led dây, đèn ốp tường,… Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn sản phẩm phù hợp, miễn sao vẫn đảm bảo đủ độ sáng, thuận tiện và mang tới cảm giác tích cực khi sử dụng.
 

Chơi “sáng” đúng cách với ánh sáng tự nhiên và nhân tạo


Chơi “sáng” là nói về việc thiết kế - lắp đặt – sử dụng hệ thống chiếu sáng hợp lý, thẩm mĩ cũng như kinh tế. Điểm quan trọng nhất là ánh sáng đẹp chứ không phải nguồn sáng đẹp! Người biết “chơi sáng” sẽ biết nên sử dụng ánh sáng tự nhiên và nhân tạo như thế nào.

Ví du: Khi tiếp khách quan trọng cần tận dụng ánh sáng tự nhiên, kết hợp đèn chiếu sáng để nhìn rõ cả hai phía. Với khách thân mật có thể dùng đèn chiếu trang trí. Khi nghe nhạc không để ánh sáng quá chói; khi soi gương cần dùng loại ánh sáng tự nhiên nhất,…

 

Vận dụng nghệ thuật ánh sáng trong thiết kế kiến trúc và nội thất
 

>> > Xem ngay: Đăc trưng của nội thất phong cách Hàn Quốc là gì ?

 

Sử dụng cách chiếu sáng theo từng nhu cầu sử dụng


Bên cạnh sự kết hợp giữa ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo, thì nghệ thuật chiếu sáng trong kiến trúc cũng là điều cần lưu ý, tuy nhiên nhiều người lại bỏ qua phần này dẫn đến hiệu quả về ánh sáng và thẩm mĩ chưa cao. Mỗi hệ thống chiếu sáng lại mang tới một hiệu ứng khác nhau, cụ thể:
 

Chiếu sáng trực tiếp

 

Chiếu sáng trực tiếp


Khi đó ánh sáng chiếu trực tiếp tới về mặt và mang tới cảm giác rõ ràng nhất cho không gian nên thường sử dụng cho văn
phòng, bàn làm việc, bếp,… Cách chiếu này tăng khả năng tập trung nhưng khá “cứng nhắc” và dễ gây mỏi cho mắt.

 

Chiếu sáng gián tiếp

 

Chiếu sáng gián tiếp


Phương pháp này là hướng nguồn sáng tới bề mặt khác và sau đó ánh sáng được phản xạ lại nên tương đối dịu nhẹ. Nó mang tới cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng nên thường dùng trong các không gian thư giãn.
 

Chiếu sáng khuếch tán

 

Chiếu sáng khuếch tán


Đường đi của ánh sáng sẽ qua bộ phận khuếch tán như thủy tinh hoặc nhựa, và tỏa ra mọi hướng. Phần lớn ánh sáng sẽ chiếu vào bề mặt nhất định như tường hoặc trần nhà rồi phản xạ lại, tạo nên sự đồng nhất về ánh sáng với không gian xung quanh.
 

Chiếu sáng hiệu ứng

 

Chiếu sáng hiệu ứng
 

Cách chiếu này làm ánh sáng gắn chìm vào tường hoặc trần nhà, với mục đích nổi bật nguồn sáng và các đường nét không gian, tạo hiệu ứng mạnh mẽ. Thường nó được dùng khi muốn tạo hiệu ứng hào quang hoặc các ứng dụng ngoài trời cho cảnh quan.
 

Chiếu sáng điểm nhấn

 

Chiếu sáng điểm nhấn
 

Là hệ thống chiếu sáng theo các điểm chính, đặt nguồn sáng trực tiếp lên vật thể nên thường dùng trong bảo tàng, khu thương mại. Tuy nhiên không khuyết khích sử dụng nhiều vì nó có nhiệt độ tăng cao sau thời gian dài.
 

Chiếu sáng dạng dải

 

Chiếu sáng dạng dải
 

Phương pháp này sử dụng một chuỗi các điểm sáng hoặc đèn led, tạo ra dải ánh sáng trên bề mặt. Đây là gợi ý sử dụng cho các mục đích làm nổi bật mặt tiền hoặc cấu trúc không gian.

Nghệ thuật ánh sáng là một trong những yếu tố làm nên thành công và vẻ đẹp của các công trình kiến trúc. Chỉ cần một vài thay đổi nhỏ cũng sẽ khiến không gian trở nên bừng sáng hoàn mĩ hơn. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về cách vận dụng nghệ thuật ánh sáng trong kiến trúc. Đừng quên chia sẻ với người thân và bạn bè của mình nhé!


Tham khảo thêm : 
1209 mẫu đèn trang trí cao cấp nhập khẩu 【HOT 2021】

BTV Vuongquocnoithat

Sản phẩm ngẫu nhiên