Đang thực hiện
Tên đăng nhập
Mật khẩu
 
Quên mật khẩu
Giỏ hàng 0
Hotline: 0936320777    |     (9 - 21h kể cả T7, CN)
banner chi tiet san pham

Đầu năm đi chùa nào cầu may linh thiêng nhất? Sở cầu như nguyện cho 2023

11/01/2023

Đi chùa cầu tài lộc, may mắn đầu năm là tục lệ cổ truyền của người dân Việt mỗi dịp Tết Nguyên đán. Nó không chỉ gửi gắm mong muốn một năm kinh doanh phát tài, mà còn tìm kiếm cảm giác an tâm về tinh thần để đón năm mới tới. Vậy, đầu năm đi chùa nào cầu may là linh thiêng nhất. Cùng tham khảo danh sách của chúng tôi để lên cho mình lịch trình du xuân ngay Tết này, bạn nhé!

Mục lục
 

1. Tục lễ đi chùa cầu may mắn - nét đẹp văn hóa của người Việt

2. Đầu năm đi chùa ngày nào để cầu tài lộc buôn bán và may mắn?

3. Cầu tài lộc đi chùa nào Hà Nội là linh ứng nhất?


  3.1. Chùa Trấn Quốc - Chùa cầu bình an ở Hà Nội

  3.2. Chùa Quán Sứ - Chùa cầu tài lộc ở Hà Nội

  3.3. Chùa Phúc Khánh - Chùa giải đền ở Hà Nội

  3.4. Chùa Hà - Đi chùa Hà cầu tài lộc, tình duyên cực linh ứng

  3.5. Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột - Chùa cầu công danh ở Hà Nội

4. Những ngôi chùa cầu tài lộc TPHCM linh thiêng nhất?

  4.1. Chùa Ngọc Hoàng - Chùa cầu sự nghiệp TPHCM

  4.2. Chùa Vĩnh Nghiêm - ngôi chùa kiến trúc miền Bắc độc đáo

  4.3. Chùa Xá Lợi - nơi có chiếc chuông Đồng linh thiêng nức tiếng

5. Đầu năm đi lễ ở đâu - địa chỉ cầu tài lộc linh thiêng ở miền Bắc

  5.1. Chùa Hương - lễ hội hàng năm và vãn cảnh Nam thiên đệ nhất động

  5.2. Chùa Bái Đính (Ninh Bình) - Quần thể chùa chiền lớn nhất Đông Nam Á

  5.3. Chùa Đồng Yên Tử (Quảng Ninh) - Đất Phật Tổ ngàn đời của Việt Nam

  5.4. Chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) - chốn bồng lai tiên cảnh

  5.5. Chùa Mẫu Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng

  5.6. Đền Bắc Lệ (Lạng Sơn) - Đền Mẫu thờ Bà Chúa Thượng Ngàn

6. Đầu năm xin lộc buôn bán ở đâu linh nhất tại Miền Trung

  6.1. Chùa Đại Giác - Chùa nổi tiếng bậc nhất Quảng Bình

  6.2. Chùa Linh Ứng - Xin lộc làm ăn ở Đà Nẵng cực linh

7. Những ngôi chùa cầu may mắn - muốn gì được nấy ở Miền Nam

  7.1. Chùa Bà Đen (Tây Ninh) - Linh Sơn Tiên Thạch Tự

  7.2. Chùa Bốn Mặt (Sóc Trăng) - Nơi địa linh nhân kiệt

  7.3. Miếu Bà Chúa Xứ (An Giang) - Miếu Chúa Xứ Thánh Mẫu

  7.4. Chùa Lá Sen (Đồng Tháp) - Biển sen bạt ngàn bất tận

8. Làm ăn kinh doanh đi lễ ở đâu để mua may bán đắt cả năm?

  8.1. Phủ Tây Hồ (Hà Nội) - Cầu tài cầu lộc buôn bán

  8.2. Đền Hùng (Phú Thọ) - Nổi tiếng mỗi độ Quốc Giỗ Vua Hùng

  8.3. Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) - Thờ Thánh Nữ cai quản kho lương

  8.4. Đền Trần (Nam Định) - Xin Ấn thiêng của Vua Ban

9. Các nguyên tắc kiêng kỵ khi đi lễ chùa kẻo rước xui xẻo cả năm

  9.1. Kiêng kỵ cần nhớ trước khi đi vào chùa

  9.2. Kiêng kỵ cần nhớ khi vào hành lễ trong chùa

 

1. Tục lễ đi chùa cầu may mắn - nét đẹp văn hóa của người Việt


Đi chùa đầu năm là tục lệ tốt đẹp của người Việt có từ xa xưa, và vẫn được duy trì tới ngày nay. Nó đã thành vẻ đẹp mỗi khi tết về xuân sang của mỗi gia đình. Nhân dịp xuân sang, hòa cùng không khí Tết tại gia thì bạn cũng không nên quên tới chùa cúng bài. 
 

1. Tục lễ đi chùa cầu may mắn - nét đẹp văn hóa của người Việt


Đi chùa cầu may mắn và xin lộc làm ăn buôn bán là những mong muốn thường thấy của nhiều người. Người dân lên chùa hái lộc đầu năm, mong cầu cho sức khoẻ và sự ấm no an bình, bởi có lòng tin tưởng ở đức Phật. Thành tâm cầu nguyện tất sẽ được phúc báo. Cầu mong một năm mới tốt lành cả nhà và người thân luôn được may mắn.
 

2. Đầu năm đi chùa ngày nào để cầu tài lộc buôn bán và may mắn?


Khai xuân, bạn chỉ đi chùa để cầu bình an và khoẻ mạnh cho riêng gia đình thì nên lễ chùa sớm cũng không sao. Nhiều người có xu hướng đi lễ chùa dịp đầu năm, nhưng cũng có nhiều người lại tới đền chùa trong năm mong xin những sự may mắn cho suốt một năm. Nó cũng giống như việc bạn chọn ngày đẹp khi mua giường sao cho cẩn thận nhất. Nhiều thời điểm đi chùa thường sẽ có ý nghĩa khác nhau:
 

2. Đầu năm đi chùa ngày nào để cầu tài lộc buôn bán và may mắn?

 
+ Đi lễ chùa ngày Mùng 1: Vì là này đầu tiên của tháng, nên thường đi chùa với ước nguyện mong được bình an, may mắn và thuận buồm xuôi gió cả năm, xin lộc làm ăn.

+ Đi lễ chùa ngày Rằm: Thường để khấn thần linh, tổ tiên ông bà phù hộ con cháu và mong muốn bình an. 

+ Đi lễ chùa các ngày trong Tết: vãn cảnh chùa, thăm thú và ước mong cho một năm mới nhiều sức khỏe, thành đạt. Đôi khi còn là đi chùa xin lộc làm ăn hoặc mẹo buôn bán đắt hàng để sung túc hơn cho tương lai. 

 

3. Cầu tài lộc đi chùa nào Hà Nội là linh ứng nhất?


Không chỉ ở nhiều tỉnh thành khác nhau mà riêng những địa chỉ chùa cầu công danh ở Hà Nội hay Chùa cầu tài lộc ở Hà Nội cũng đã có một danh sách mà bạn không thể bỏ qua.
 

3.1. Chùa Trấn Quốc - Chùa cầu bình an ở Hà Nội

 

3.1. Chùa Trấn Quốc - Chùa cầu bình an ở Hà Nội

 
Đây là một trong các ngôi chùa lâu đời linh thiêng nhất của đất Thăng Long, với 1500 năm lịch sử. Kiến trúc của chùa là sự phối hợp hài hoà giữa vẻ uy nghi, trang nghiêm và cảnh quan thiên nhiên, trong không gian rộng lớn của hồ nước mênh mông. Đây cũng là ngôi chùa chùa cầu công danh ở Hà Nội rất nổi tiếng, nằm trong quần thể 4 chấn Thăng Long nức tiếng trong lịch sử. 

Chùa Trấn Quốc là một trong 16 toà chùa được đánh giá đẹp nhất thế giới. Nếu bạn chưa biết Mùng 1 nên đi chùa nào ở Hà Nội thì hãy tham khảo địa chỉ này nhé!

 

3.2. Chùa Quán Sứ - Chùa cầu tài lộc ở Hà Nội

 

3.2. Chùa Quán Sứ - Chùa cầu tài lộc ở Hà Nội

 
Đây là trụ sở của Trung ương hội Phật giáo Việt Nam. Chùa Quán Sứ là một ngôi chùa thiêng tại đất Thăng Long - Hà Nội. Chùa Quán Sứ cũng là một trong bốn trấn vào kinh thành xưa, giống như chùa Trấn Quốc. Được xây thế kỷ XIV và nó cũng là một quần thể chùa cổ của Việt Nam. Khi tới nơi, du khách sẽ cảm nhận sự độc đáo, ở ngay từ tên và những biển hiệu trước cửa đều ghi bằng chữ quốc ngữ. 
 

3.3. Chùa Phúc Khánh - Chùa giải đen ở Hà Nội

 

3.3. Chùa Phúc Khánh - Chùa giải đen ở Hà Nội

 
Chùa Phúc Khánh cũng có cách gọi riêng là chùa Sở hoặc chùa Thịnh Quang, thường xuyên tổ chức các khoá lễ lớn nhỏ và quan trọng nhất là khoá lễ đầu năm. "Đại lễ cầu an cả năm cho mọi nhà" diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch mỗi năm. Không chỉ vậy chùa cũng hấp dẫn chư du khách hành hương vì lễ cúng sao giải hạn hàng năm, được thực hiện vào các mùng 8, 15 và 18 tháng Chạp.

 

3.4. Chùa Hà - Đi chùa Hà cầu tài lộc, tình duyên cực linh ứng

 

3.4. Chùa Hà - Đi chùa Hà cầu tài lộc, tình duyên cực linh ứng

 
Chùa Hà nổi tiếng là tên chữ là Thánh Đức Tự. Lúc bước chân đến chùa Hà chúng ta sẽ gặp phần nhiều là những bạn trẻ đang lứa tuổi thanh xuân, đang tìm kiếm tình yêu đôi lứa. Chùa Hà nổi danh với câu thành ngữ "đi một về hai", cầu tình duyên vô cùng linh ứng. 

Người đến đây có thể sẽ đến để đi tìm kiếm một nửa của bản thân hoặc các cặp đôi đến cầu mong tình cảm của họ mãi được bền vững. Theo như nhiều người dân quan niệm, để cầu duyên thì nên thắp nhang tại đền Mẫu. Bên cạnh đó, ngôi chùa này nức tiếng trong việc cầu tâm linh trúng số và thần chú mua may bán đắt. Nếu bạn đang tìm hiểu xem cầu xin công việc ở chùa nào thì có thể tới chùa Hà ngay nhé!

 

3.5. Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột - Chùa cầu công danh ở Hà Nội

 

3.5. Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột - Chùa cầu công danh ở Hà Nội


Được xây dựng dưới triều đại của vua Lê Thánh Tôn, Văn Miếu là nơi thờ phụng vị thánh Khổng Tử và những người thầy đáng kính của nền giáo dục Việt Nam. Quốc Thư Giám được xây dựng dưới thời vua Lí Nhân Tông, là nơi đào tạo nhân tài của quốc gia và trường đại học đầu tiên của nước ta.

Ngày mùng 1 Tết hằng năm, nơi đây luôn tấp nập khách trong và ngoài nước, tới thắp hương cầu may, mong muốn con cái học hành tấn tới, sự nghiệp vang danh. Tục xin chữ tại Văn Miếu từ lâu đã được coi là nét đẹp truyền thống, mang nhiều ý nghĩa văn hóa về coi trọng chữ nghĩa, tri thức của người Việt.

 

4. Những ngôi chùa cầu tài lộc TPHCM linh thiêng nhất?


Giống như tại Hà Nội, người dân Sài Gòn cũng có thói quen đi lễ đầu năm. Vì thế mà không ít các ngôi chùa cầu tài lộc ở TPHCM thời gian này luôn tấp nập du khách. Dưới đây là những ngôi chùa nổi tiếng mà bạn nên tham khảo nếu như đang thắc mắc nên cầu làm ăn nên đi chùa nào ở Sài Gòn nhé!
 

4.1. Chùa Ngọc Hoàng - Chùa cầu sự nghiệp TPHCM

 

4.1. Chùa Ngọc Hoàng - Chùa cầu sự nghiệp TPHCM

 
Không thể không kể đến chùa Ngọc Hoàng ở quận 1 Tp.HCM. Ngôi chùa có lối kiến ​​trúc mang đậm phong cách Trung Hoa vì thờ vị thần Hoàng của người Hoa. Đặc biệt, có miếu Thần Tài, nơi cầu mong những điều may mắn và hạnh phúc. Vì vậy mà nơi đây còn có tên gọi khác là Chùa Thần tài TPHCM.

Hướng dẫn cầu tài lộc ở chùa Ngọc Hoàng được coi là nghi lễ bạn không nên xem nhẹ. Khi đến Chùa Thần Tài, hãy xoa tay Thần và xin lộc đỏ bên cạnh Tượng và đừng quên bỏ vào ví nhé. Đó là mong muốn có nhiều tiền quanh năm mà ai đến đây cũng tâm niệm. 

Ngôi chùa này cũng rất nổi tiếng với điện thờ 12 bà mẹ sanh, và những lời cầu nguyện cầu sinh ở đây cũng thú vị không kém, dành cho cặp đôi đang mong ngóng có thêm thành viên nhỏ cho gia đình mình. Ít chùa nào có xin xăm linh ứng được như chùa Ngọc Hoàng. Khoảnh khắc bước qua cổng chùa, bạn sẽ cảm thấy trong lòng bình yên đến lạ. 

 

4.2. Chùa Vĩnh Nghiêm - ngôi chùa kiến trúc miền Bắc độc đáo

 

4.2. Chùa Vĩnh Nghiêm - ngôi chùa kiến trúc miền Bắc độc đáo

 
Tọa lạc tại khu đất hơn 6.000 m2, Chùa Vĩnh Nghiêm có lối kiến ​​trúc thời Lý - Trần độc đáo, mang đến cho bạn cảm giác như đang vãn cảnh tại một ngôi chùa ở miền bắc. Bước chân vào chùa, nhiều người choáng ngợp trước bức tượng Phật Bà Quan Âm khổng lồ. Toàn bộ ngôi chùa lấy kiến trúc từ chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), vốn là nơi truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm.

Khi đến đây, bạn đừng quên mang theo nến và hoa để cầu phúc cho một năm mới an lành, hạnh phúc tới với gia đình nhé. Đây cũng là địa chỉ rất đáng ghé thăm nếu chưa biết nên xin lộc làm ăn ở đâu TPHCM nhé! Đây cũng là ngôi chùa mở cửa 24/24 TPHCM cho khách tới tham quan và nghe kinh an lạc đầu năm. 

 

4.3. Chùa Xá Lợi - nơi có chiếc chuông Đồng linh thiêng nức tiếng

 

4.3. Chùa Xá Lợi - nơi có chiếc chuông Đồng linh thiêng nức tiếng

 
Ngôi chùa là một tòa tháp 7 tầng, cao 32 mét, trưng bày nhiều kiến ​​trúc hiện đại. Đặc biệt trên tầng cao nhất của tháp là quả chuông đồng nặng hai tấn, được chạm khắc sắc nét và tinh xảo. Khách du lịch từ khắp nơi tới với ngôi chùa này, vì muốn chạm vào chiếc chuông đồng quý giá. 

Khi tới đây, bạn nên  chuẩn bị lễ vật và thành tâm khấn trước Điện thờ để được may mắn trong năm mới nhé! Đặc biệt, đây cũng là một trong số ít chùa cầu duyên ở TPHCM, khi hằng năm đều tổ chức lễ Hằng Thuận (lễ cưới theo Phật Giáo) cho rất nhiều cặp đôi. 

 

5. Đầu năm đi lễ ở đâu - địa chỉ cầu tài lộc linh thiêng ở miền Bắc


Miền bắc nổi tiếng với rất nhiều đền chùa linh thiêng. Không chỉ thế, nó còn được xây dựng và tu bổ để khách thập phương có thể tới du lịch, vãn cảnh chùa trong một không gian hoành tráng với thiên nhiên hùng vĩ. Cùng tham khảo ngay các địa chỉ trên nhé!
 

5.1. Chùa Hương - lễ hội hàng năm và vãn cảnh Nam thiên đệ nhất động

 

5.1. Chùa Hương - lễ hội hàng năm và vãn cảnh Nam thiên đệ nhất động

 
Chùa Hương là một trong các địa điểm văn hoá du lịch nổi tiếng ở miền Bắc, nhất là vào mùa xuân năm mới. Vào khoảng thời gian từ tháng 1 đến cuối tháng 3 (âm lịch), nhất là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai Âm là dịp diễn ra lễ hội chùa Hương nổi tiếng. Đây là quãng thời gian vô cùng tuyệt vời cho bạn cảm nhận bầu không khí náo nức trẩy hội chùa Hương.

 

5.2. Chùa Bái Đính (Ninh Bình) - Quần thể chùa chiền lớn nhất Đông Nam Á

 

5.2. Chùa Bái Đính (Ninh Bình) - Quần thể chùa chiền lớn nhất Đông Nam Á

 
Chùa Bái Đính là một điểm đến phổ biến cho những du khách có nhu cầu du lịch, vãn cảnh vì nó kết hợp với vùng sinh thái Tràng An để tạo thành quần thể thiên nhiên ấn tượng. Không chỉ thể, bạn còn có thể đến chùa cầu may mắn, nghe kinh cầu trúng số trong năm mới. Hiện, địa điểm này đang được đánh giá là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á và giữ nhiều kỷ lục: 

+ tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất
+ tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á
+ chuông đồng lớn nhất châu Á
+ chùa có hành lang La Hán dài nhất
+ chùa có đài phun ngọc bích lớn nhất Việt Nam
+ chùa có nhiều cây bồ đề nhất Việt Nam...

 

5.3. Chùa Đồng Yên Tử (Quảng Ninh) - Đất Phật Tổ ngàn đời của Việt Nam

 

5.3. Chùa Đồng Yên Tử (Quảng Ninh) - Đất Phật Tổ ngàn đời của Việt Nam


Đây là một trong những trung tâm Phật giáo của Việt Nam. Lễ hội Yên Tử diễn ra từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 (âm lịch). Khu di tích khảo cổ Yên Tử bao gồm các chùa, đền, phủ và hệ thống rừng nguyên sinh đan xen với cảnh quan thiên nhiên, tạo nên cảnh sắc ấn tượng.

Đây không phải là ngôi chùa nổi tiếng để xem bói lộc buôn bán hay xin cách làm sao để có duyên buôn bán, nhưng cầu bình an, thịnh vượng thì linh thiêng số 1. Bởi nó chính là đất Phật chính thống ngàn xưa. Tương truyền, khi leo lên đỉnh chùa Đồng, nếu xát tiền vào gậy, chuông, bàn thờ ở đây thì người xoa tiền sẽ làm ăn thuận lợi quanh năm, may mắn và hạnh phúc sẽ theo về.

 

5.4. Chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) - chốn bồng lai tiên cảnh

 

5.4. Chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) - chốn bồng lai tiên cảnh

 
Cũng nằm trong địa phận Uông Bí, có một ngôi chùa mang tên Chùa Ba Vàng, tương truyền có mạch phong thủy từ ngôi chùa thiêng Yên Tử. Chùa Đồng Yên Tử nổi tiếng với khu chùa rộng và phong cảnh núi non tuyệt đẹp.

Địa điểm này gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ, hậu duệ của Thiền phái Trúc Lâm Trúc Lâm. Chùa Ba Vàng ngày nay là địa danh văn hóa tâm linh nổi tiếng được đông đảo tín đồ và du khách thập phương biết đến. 

 

5.5. Chùa Mẫu Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng

 

Chùa Mẫu Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng


Đi lễ chùa, du xuân đầu năm tại Đền Mẫu Đồng Đăng không chỉ là cầu may, du khách còn có thể kết hợp thăm động Tam Thanh, động Nhị Thanh, mua sắm tại chợ biên giới Tân Thanh, Đông Kinh nổi tiếng. Nó sẽ trở thành chuyến du lịch tâm linh rất ý nghĩa để bạn chuẩn bị cho một năm mới với nhiều may mắn và sức khỏe. 
 

5.6. Đền Bắc Lệ (Lạng Sơn) - Đền Mẫu thờ Bà Chúa Thượng Ngàn

 

5.6. Đền Bắc Lệ (Lạng Sơn) - Đền Mẫu thờ Bà Chúa Thượng Ngàn

 
Bà Chúa Thượng Ngàn – nữ thần núi được dân gian tôn thờ là người mang phước lành núi rừng tới cho con người. Ngoài ra, trong đền còn có Chầu Bé - là các Cô, các Cậu trong văn hóa Thờ Mẫu của Việt Nam. Đền Bắc Lệ được coi là một trong những ngôi đền linh nhất xứ Lạng, sẽ giúp các ước nguyện bình an, hạnh phúc của bạn trở thành hiện thực.

 

6. Đầu năm xin lộc buôn bán ở đâu linh nhất tại Miền Trung


Việt Nam được biết đến là đất nước với đa số người dân theo đạo Phật và có tục lễ cúng bái rất sâu sắc. Bất cứ vùng miền nào cũng có những địa chỉ tâm linh được nhiều người sùng bài, hay các ngôi chùa du khách luôn hướng về mỗi dịp lễ tết. Cùng tham khảo các địa chỉ chùa chiền linh ứng tại miền Trung nhé!
 

6.1. Chùa Đại Giác - Chùa nổi tiếng bậc nhất Quảng Bình

 

chua-dai-giac-chua-noi-tieng-bac-nhat-quang-binh

 
Đến với nơi đây, bạn sẽ có thể chiêm ngưỡng Bảo tháp A Di Đà chín tầng, trên cùng của tượng thờ Đức Từ Lô Giá Na Phật - pho tượng ngọc thạch được thỉnh từ Myanmar. Tầng dưới cùng là Đức Chuẩn Đề Bồ Tát được tạc với nhiều cánh tay cầm pháp khí, thể hiện sức mạnh và sự linh thiêng của vị bồ tát nhân từ.

Nơi đây còn có tượng Phật A Di Đà bằng đá cẩm thạch cao 9 mét, nặng 9 tấn - lớn nhất trong cả nước. Nó tạo nên không gian uy nghiêm, thanh tịnh và trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của cả miền Trung. Xin phép làm an ở chùa Đại Giác rất linh, bạn hãy thử xem nhé.

 

6.2. Chùa Linh Ứng - Xin lộc làm ăn ở Đà Nẵng cực linh

 

6.2. Chùa Linh Ứng - Xin lộc làm ăn ở Đà Nẵng cực linh

 
Đây là ngôi chùa được coi là cõi Phật giữa nhân gian. Tương truyền, vào thời vua Minh Mạng, một ngư dân đi biển không biết từ đâu tìm thấy một pho tượng Phật nổi trên mặt nước, sóng vỗ vào bờ nên lập chùa thờ. Từ đó sóng yên, biển lặng, ngư dân làm ăn được. Nơi đây cũng vì thế mà được gọi là Bãi Bụt hay Cõi Phật. Nếu muốn xin lộc buôn bán ở đâu Đà Nẵng thì đừng quên ghé địa chỉ này nhé!

Điểm nhấn chính của chùa Linh Ứng Bãi Bụt là tượng Quan Thế Âm Bồ tát cao 67m, được cho là cao nhất Việt Nam. Trung tâm tượng có 17 tầng, mỗi tầng có một bàn thờ với tổng cộng 21 tượng Phật có hình dáng, khuôn mặt, tư thế khác nhau được gọi là “Phật trung hữu Phật”. Ít chùa nào cầu trúng số mà được người dân tin tưởng như ngôi chùa này. 

 

7. Những ngôi chùa cầu may mắn - muốn gì được nấy ở Miền Nam


Dưới đây là danh sách những ngôi chùa mà nhiều tín đồ Phật Tử từ Bắc chí Nam đều nô nức đổ về mỗi dịp Tết đến xuân về, bởi sự linh thiêng và trang nghiêm của nó. Nếu đang có ý định hành hương tới các khu vực “địa linh” ở miền Nam thì bạn chớ bỏ qua nhé!
 

7.1. Chùa Bà Đen (Tây Ninh) - Linh Sơn Tiên Thạch Tự

 

Chùa Bà Đen (Tây Ninh) - Linh Sơn Tiên Thạch Tự

 
Nằm ở độ cao 200 mét so với mực nước biển, chùa Bà Đen hay còn gọi là Linh Sơn Thiền Đức Tự rất nổi tiếng với khách du lịch cũng như người dân địa phương. Chùa có lối kiến ​​trúc cổ điển với mái ngói đỏ cam, tường sơn vàng làm chủ đạo. Đây là nơi thờ Sơn Thánh Mẫu - Tiêu Diện,  Phật Thích Ca, Bồ Tát Di Lặc, Bồ Tát Quan Âm, Thập Bát La Hán cùng nhiều vị Bồ Tát khác.

Bạn đến nơi đây, có thể đi cáp treo từ chân núi hoặc đi bộ 1.500 bậc thang. Sau đó, đừng quên đi cáp treo lên đỉnh núi để ngắm nhìn tượng Phật Tây Bồ Đà Sơn cao nhất Đông Nam Á nhé!

 

7.2. Chùa Bốn Mặt (Sóc Trăng) - Nơi địa linh nhân kiệt

 

7.2. Chùa Bốn Mặt (Sóc Trăng) - Nơi địa linh nhân kiệt

 
Với lịch sử hơn nửa thế kỷ, chùa Bốn Mặt thể hiện đời sống tinh thần đa dạng của người Khmer Nam Bộ. Truyền thuyết kể rằng vào năm 1537, người dân bản địa đã phát hiện ra một bức tượng Phật cực kì tỉ mỉ với 5 vị Phật được chạm khắc trên 4 mặt, quay về 4 hướng. Các bậc tiền nhân xem đây là điềm “linh thiêng” nên đã xây chùa bốn mặt, cầu mong cho cuộc sống yên bình ấm no.

 

7.3. Miếu Bà Chúa Xứ (An Giang) - Miếu Chúa Xứ Thánh Mẫu

 

 Miếu Bà Chúa Xứ (An Giang) - Miếu Chúa Xứ Thánh Mẫu

 
Miếu Bà Chúa Xứ (hay Miếu Chúa Xứ Thánh Mẫu) tọa lạc trên núi Sam, tỉnh An Giang, lưng tựa vào vách núi và nhìn ra khung cảnh bình dị. Nơi đây có kiến ​​trúc theo đúng hình dáng chữ Quốc, mô phỏng hình dáng bông sen tinh tế. Mái nhà cao và nhọn như mũi tàu. Miếu Bà Chúa Xứ trên núi Sam lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của nghệ thuật Ấn Độ, với hàng loạt hoa văn chạm khắc tinh xảo ở chính điện.

 

7.4. Chùa Lá Sen (Đồng Tháp) - Biển sen bạt ngàn bất tận

 

Chùa Lá Sen (Đồng Tháp) - Biển sen bạt ngàn bất tận

 
Ngôi chùa linh thiêng này từng nhiều lần 'gây sốt' mạng xã hội nhờ hồ nước đầy những phiến sen 'siêu khủng'. Sen Phước Kiển Tử có nguồn gốc từ Amazon, lá dày và tròn. Lá cong tạo với chiều đứng một góc khoảng 10cm đến 15cm. Những chiếc lá sen xanh tươi chỉ rộng khoảng một mét vào mùa khô, nhưng "nở" ra đến bốn mét vào mùa mưa rất ấn tượng.

 

8. Làm ăn kinh doanh đi lễ ở đâu để mua may bán đắt cả năm?


Với những thương nhân, một trong những mối quan tâm hàng đầu khi tết đến xuân về, chính là tìm cách cách xin vía buôn may bán đắt hay mong cầu có thể thăng tiến trong sự nghiệp, tài chính. Đó cũng là dịp mà các ngôi chùa nổi tiếng về cầu tài cầu lộc đều nô nức du khách tới thăm. Bạn đừng bỏ qua các địa chỉ này nhé!
 

8.1. Phủ Tây Hồ (Hà Nội) - Cầu tài cầu lộc buôn bán

 

8.1. Phủ Tây Hồ (Hà Nội) - Cầu tài cầu lộc buôn bán

 
Nhiều người thắc mắc khi tới Phủ Tây Hồ cầu gì là thiêng nhất? Câu trả lời chính là xin các bài khấn xin lộc buôn bán, hay duyên bán hàng lộc lá. Tương truyền, nơi đây là đền thờ bà Chúa Liễu Hạnh - Chúa mẫu của Tứ Bất Tử tại Việt Nam. Địa thế của Phủ tây hồ nằm ở nơi linh thiêng bậc nhất, có giá trị về lịch sử và văn hóa tín ngưỡng. 

Nơi đây được biết đến là miếu cầu trúng số, hay chùa thần tài của Hà Nội. Vào ngày lễ Tết, không ít du khách thập phương tới để xin cách thu hút tài lộc buôn bán online, cách hóa giải buôn bán ế ẩm. Thậm chí có người tới xin bùa trúng số mới mong ước đổi đời. Không chỉ trong nước và rất nhiều khách du lịch nước ngoài cùng tới tham quan nơi đây, tạo nên một khung cảnh vô cùng tấp nập. 

 

8.2. Đền Hùng (Phú Thọ) - Nổi tiếng mỗi độ Quốc Giỗ Vua Hùng

 

8.2. Đền Hùng (Phú Thọ) - Nổi tiếng mỗi độ Quốc Giỗ Vua Hùng


Từ ngày 06/03 đến ngày 10/03/2014 (Âm lịch) sẽ diễn ra Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương với chủ đề “Về miền di sản”, được phát sóng trên đài truyền hình T.Ư và địa phương. Đất Phú Thọ nổi danh là thiêng liêng vì bao đời Vua Hùng trị vì, vậy nên nơi đây hằng năm vô cùng nhộn nhịp người tới xem hội và xin cách thu hút tài lộc buôn bán, hay làm gì để may mắn trúng số. Nếu đang phân vân không biết nên cầu công danh ở đền nào thì bạn hãy tới Đền Thờ Vua Hùng ngay nhé!
 

8.3. Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) - Thờ Thánh Nữ cai quản kho lương

 

Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) - Thờ Thánh Nữ cai quản kho lương


Đền Bà Chúa Kho là nơi tụ họp của người dân tứ xứ mỗi dịp về, nhất là những doanh nhân, thương gia. Theo dân gian truyền miệng, đầu năm người dân đến đây để “vay tiền” làm ăn trong năm mới, cũng như xin “lộc rơi lộc vãi” với mong muốn có một năm tài chính thuận lợi, làm ăn phát đạt.

Chính vì thế, nếu đang chọn mở cung tài lộc ở chùa nào thì gợi ý tuyệt nhất chính là Đền Bà Chúa Kho nhé! Tới với nơi đây, bạn sẽ có được câu trả lời nếu định bắt đầu việc kinh doanh và làm sao để biết mình có lộc buôn bán hay không. 

 

8.4. Đền Trần (Nam Định) - Xin Ấn thiêng của Vua Ban

 

8.4. Đền Trần (Nam Định) - Xin Ấn thiêng của Vua Ban

 
Đền Trần là nơi thờ phụng vua Trần và các quan phò tá nhà Trần. Tuy Ấn Đền Trần chỉ được phát duy nhất vào đêm 14 tháng Chạp âm lịch, nhưng từ mùng 7, 8 Tết đã tấp nập du khách hành hương tới đây, tạo nên một lễ hội không thể ấn tượng hơn. 

Ấn Đền Trần chỉ phong thần vào 23-24 giờ ngày 14 tháng Giêng, vì vậy hàng vạn người từ khắp nơi đổ về đây để xin được ấn Thiêng này. Theo quan niệm dân gian, có Ấn thiêng thì cầu trúng số ở đâu được đó, như “lá chắn” phòng thân và là cách xin vía làm ăn cho giới thương nhân. 

 

9. Các nguyên tắc kiêng kỵ khi đi lễ chùa kẻo rước xui xẻo cả năm


Bên cạnh sự thành tâm, trong sáng và tin tưởng vào Đức Phật, du khách tới hành hương tại các chùa chiền, đền miếu còn cần tránh một số những nguyên tắc cấm kỵ dưới đây, kẻo bị đánh giá là coi thường giáo lý. Thậm chí còn có thể kéo theo điềm xui không mong muốn, nhất là vào dịp cuối năm. 
 

9.1. Kiêng kỵ cần nhớ trước khi đi vào chùa


+ Không quan hệ vợ chồng trước khi vào chùa. Nếu có thì phải cách đó 6 tiếng mới có thể đi chùa được, để giúp tâm hồn được thanh tịnh. 
+ Không đi chùa vào các ngày lễ Vu Lan và Phật Đản
+ Khi đến thăm một đền chùa, tránh quần áo lòe loẹt và ưu tiên mặc quần áo đơn giản.
+ Không trang điểm và không xịt nước hoa khi đi chùa một cách thái quá.
+ Phụ nữ đang trong “kì đèn đỏ” không được phép đến thăm. 
+ Khi đi chùa, nếu mang theo túi xách, mũ nón… phải để tất cả xuống chiếu trước khi vào Tam Bảo lễ Phật. 

 

9.2. Kiêng kỵ cần nhớ khi vào hành lễ trong chùa


+ Khi đi chùa nên thắp hương ở phía trên ngoài sân chùa, hạn chế thắp hương trong chùa. Ngoài ra, không chụp ảnh hoặc quay phim khi vào chùa. 
+ Bạn không thể đặt các lễ mặn hoặc tiền lễ trong chính điện. Trong mọi trường hợp, trẻ em không được phép chơi ở Tam Bảo, chạm vào tượng Phật hoặc lấy bất cứ thứ gì từ chùa. 
+ Khi vào đền, đi vào qua cửa bên phải và ra qua cửa bên trái. Đừng bao giờ đi qua cửa giữa, vì đây là cửa chỉ có các Cao tăng, sự thầy vào. 
+ Khi chào hỏi các nhà sư, hãy gọi họ là Thầy hoặc A Di Đà Phật, tự xưng mình là Con và chào các nhà sư ở chùa. 
+ Cấm sử dụng trái phép thức ăn và đồ uống trong chùa. Nếu sư trụ trì cho, bạn có thể nhận. 
+ Không nói to, đùa giỡn hoặc khạc nhổ. 
+ Không quỳ giữa điện Phật, nên quỳ một bên, không nhìn thẳng vào tượng Phật một cách trực diện.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, du khắp thập phương đều tấp nập lựa chọn xem, đầu năm đi chùa nào cầu may và hành hương để vạn sự như ý. Những địa điểm mà chúng tôi vừa gợi ý, là câu trả lời đầy đủ nhất để bạn đọc tham khảo cho chuyến du xuân sắp tới của mình. Chúc bạn đọc có một mùa Tết sung túc bên gia đình, đón chào năm mới như ý nhé!

 
>>> Tham khảo thêm: Bật mí các vị trí kiêng kỵ không nên đặt bàn thờ kẻo hối hận

BTV Vuongquocnoithat

Sản phẩm ngẫu nhiên